Trang chủ » Tài chính » Sóng cổ phiếu ngân hàng “gập ghềnh” trước áp lực chốt lãi
Thứ Tư, 12/02/2020 0:00

Sóng cổ phiếu ngân hàng “gập ghềnh” trước áp lực chốt lãi

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt

Ngân hàng được xem là nhóm cổ phiếu dẫn dắt tâm lý thị trường hồi phục sau nhịp giảm mạnh khi giao dịch trở lại sau Tết Nguyên đán, trong đó giá một số mã tăng vượt đỉnh ngắn hạn cũ, thể hiện sức mạnh nổi trội so với thị trường, điển hình là CTG, SHB, VPB.

Nếu so với mức giá đáy trong 6 tháng trở lại đây, không ít cổ phiếu ghi nhận mức tăng giá hơn 30% như CTG, VPB, SHB, BID.

Tuy nhiên, nếu so sánh với mức giá chốt phiên trước kỳ nghỉ Tết (22/1), có một số mã giảm giá khá mạnh như BID, TCB, vì đây là những mã đã ghi nhận mức tăng giá cao trước kỳ nghỉ.

Không chỉ mang lại lợi nhuận “ngược dòng” cho nhà đầu tư trong thời điểm khó khăn, các cổ phiếu này còn đóng vai trò tạo điểm tựa tâm lý và dòng tiền cho thị trường.

Thông thường, những cổ phiếu đóng vai trò dẫn dắt sẽ có đà tăng tốt hơn thị trường chung.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam cho rằng, khối ngân hàng đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía thị trường.

Bởi hoạt động ngân hàng sẽ càng được đẩy mạnh để giải cứu doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do nhiều yếu tố khách quan.

“Trong bối cảnh ngành ngân hàng năm nay có nhiều câu chuyện như việc tăng vốn, đẩy mạnh số hóa, hoàn thiện quy chuẩn Basel II, niêm yết mới…, kể cả ở giai đoạn căng thẳng hiện tại, nhóm ngân hàng lại càng thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường”, ông Khanh nhận xét.

Những cổ phiếu trong nhóm ngân hàng đã có một giai đoạn tiến xa về giá sẽ di chuyển chậm lại và nhường vị trí cho những cổ phiếu khác, song tổng quan mà nói, mặt bằng chung của nhóm ngân hàng hiện tại vẫn khá hấp dẫn.

Không ít cổ phiếu đang có mặt bằng giá thấp hơn năm ngoái từ 10 – 20% do bị kẹt vấn đề tăng vốn hay xử lý nợ xấu.

Những ngân hàng có chất lượng nhưng cổ phiếu “nằm giá” khá lâu trong cả năm qua sẽ có cơ hội bứt phá trong thời gian tới. Dự báo, cổ phiếu ngân hàng vẫn là một trong những nhóm ngành đáng đầu tư nhất giai đoạn hiện tại.

Nhìn tổng quan, Bộ phận nghiên cứu, Công ty Chứng khoán SSI dự phóng, lãi trước thuế năm 2020 của các ngân hàng có thể tăng 22,5% nhờ sự phục hồi tại một số ngân hàng, bao gồm BIDV và VPBank (hoàn thành trích dự phòng cho trái phiếu VAMC), cải thiện hoạt động kinh doanh cốt lõi tại các ngân hàng khác nhờ tăng hệ số biên lãi ròng (NIM), tăng thu nhập từ kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) và thu nhập từ phí thanh toán.

Trong đó, các ngân hàng dự kiến có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất bao gồm Vietcombank, BIDV, VPBank, MBB và Techcombank.

Bước sang năm 2020, nhiều ngân hàng tiếp tục lạc quan với kế hoạch kinh doanh mới. Chẳng hạn, Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế hơn 26.500 tỷ đồng; BIDV lên kế hoạch đạt 12.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.

Trong khi đó, VietinBank đề ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng từ 10% so với năm 2019; ACB đặt mục tiêu lợi nhuận ở mức 8.700 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức 25%…

Ở khía cạnh rủi ro, việc tuân thủ Basel II được nhận định sẽ làm tăng chi phí cho các ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu mới có nguy cơ xuất hiện, chủ yếu do các khoản vay tiêu dùng, bên cạnh đó là một số khoản nợ xấu cũ đã được tái cơ cấu nay được định giá lại.

Song chính sự thắt chặt các quy định sẽ mang lại nhiều lợi thế cho các ngân hàng đã áp dụng thành công tiêu chuẩn Basel II.

Ông Lê Anh Tùng, Giám đốc Chiến lược, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cho biết, nếu xét theo nhóm ngành, lựa chọn hàng đầu hiện nay vẫn là nhóm ngành chu kỳ, hưởng lợi bởi xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập và tiêu dùng gia tăng…

Trong đó, nổi bật là nhóm ngân hàng với kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận tiếp tục nổi trội so với các ngành khác, mức độ an toàn hệ thống được nâng cao theo Basel II, cùng với những câu chuyện tăng vốn hấp dẫn.

Một số mã cổ phiếu ngân hàng tiêu biểu có thể kể đến là VCB, VPB, ACB, CTG.

Ưu tiên chiến lược phòng vệ trong ngắn hạn

Trong bối cảnh khó khăn cho người đầu tư ngắn hạn khi số lượng cổ phiếu có xu hướng tăng ở tỷ lệ thấp và phần nhiều cổ phiếu hồi phục với biên độ hẹp, đâu là chiến lược đầu tư phù hợp?

Anh Nguyễn Trung, nhà đầu tư tại sàn Hà Nội cho rằng, thị trường vẫn đang ở giai đoạn nhạy cảm với xu hướng giảm, bởi quá trình tạo đáy thường mất nhiều thời gian để thị trường ổn định trở lại.

Chưa kể, các thông tin vĩ mô trong quý I đa số sẽ theo hướng bất lợi cho thị trường do ảnh hưởng từ dịch cúm Corona, số lượng cổ phiếu có xu hướng tăng giá lúc này quá ít và phần nhiều các cổ phiếu mang tính hồi phục nhẹ trong xu hướng giảm.

Với bối cảnh thị trường hiện tại thì tương quan giữa khả năng kiếm lợi nhuận ngắn hạn là thấp so với rủi ro có thể gánh chịu thua lỗ, nên giai đoạn hiện nay phù hợp hơn với nhà đầu tư dài hạn.

“Với nhà đầu tư n
gắn hạn, nên ưu tiên chiến lược phòng vệ tài sản hơn là cố gắng kiếm lợi nhuận lúc này”, anh Trung nói.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục