Trang chủ » Bất động sản » Công trình 8B Lê Trực: 30 văn bản tư vấn gửi đi nhưng không hồi đáp
Thứ Bảy, 29/02/2020 0:00

Công trình 8B Lê Trực: 30 văn bản tư vấn gửi đi nhưng không hồi đáp


Công trình 8B Lê Trực: 30 văn bản tư vấn gửi đi nhưng không hồi đáp

Chiều ngày 25/2/2020, trong buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Tạ Nam Chiến – Chủ tịch UBND Q. Ba Đình cho biết, không thể chậm trễ trong việc xử lý sai phạm trật tự xây dựng xảy ra tại tòa nhà 8B Lê Trực. Ông Chiến cho biết, trước đây UBND quận đã gửi văn bản đề nghị hơn 30 đơn vị tư vấn trong nước tham gia lên phương án phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực nhưng phần lớn không trả lời.

“Quan điểm của UBND quận Ba Đình là không thể chờ đợi mãi được. Chúng tôi đã có báo cáo thành phố về hướng xử lý khi mà không tìm được đơn vị tư vấn”, ông Chiến nhấn mạnh.

Trước đó, sáng 12/2, UBND quận Ba Đình tổ chức buổi họp thông tin đến báo chí về việc xử lý các sai phạm của công trình 8B Lê Trực.

Ông Tạ Nam Chiến cho biết, đến nay, dự toán phá dỡ gia đoạn 1 vẫn chưa được phê duyệt. “Do công ty thi công của giai đoạn 1 dùng một loại máy hoàn toàn mới, là máy cắt bằng dây kim cương nên hiện tại dự toán trong giai đoạn 1 của chúng tôi vẫn chưa được phê duyệt.

Đến giai đoạn 2, kết cấu tầng 17, 18 phức tạp nên việc tháo dỡ gặp nhiều khó khăn. Hiện tại chúng tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm đơn vị thi công và thực hiện  phá dỡ trước vách kích, tường ngăn”, ông Chiến cho biết.

Ông Chiến cũng khẳng định việc tháo dỡ chỉ mất từ 1 đến 2 tháng nên khâu quan trọng nhất là tìm kiếm đơn vị tư vấn, lập được phương án phá dỡ.

Theo báo Đất Việt, trước thông tin mà Chủ tịch UBND Q. Ba Đình đưa ra, TS Nguyễn Mạnh Hùng – thành viên Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc hàng loạt các đơn vị tư vấn không hồi âm về phương án phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực là điều “rất lạ”.

Theo ông Hùng, với công nghệ hiện nay thì việc tháo dỡ phần còn lại tòa nhà này không hề phức tạp. Quan trọng nhất là phải đảm bảo lợi ích cho người dân khi đã bỏ ra hàng tỷ đồng tại mua căn hộ tại phần thi công sai phép.

“Việc xử lý sai phạm tòa nhà 8B Lê Trực đã kéo dài trong nhiều năm là do nhùng nhằng của chủ đầu tư, muốn giữ lại phần sai phạm này chứ không phải gặp khó khăn trong phương án phá dỡ. Việc phá dỡ nếu làm đúng ra thì chỉ mất từ 2 – 3 tháng là xong. Đây là điều không quá khó khi công nghệ xây dựng hiện nay rất tiên tiến, có nhiều phương thức khác nhau tháo dỡ tòa nhà này mà vẫn đảm bảo an toàn chất lương công trình” – ông Hùng nói.

PGS.TS Nguyễn Đình Thám – trường Đại học Xây dựng cũng cho biết, trên thực tế việc phá dỡ một tòa nhà từ cao xuống thấp không quá khó khăn. “Nếu phá phần sai phạm bằng biện pháp cơ giới gặp khó thì hãy làm bằng phương pháp thủ công, điều này hoàn toàn có thể làm được. 

Phần sai phạm nào có thể phá bằng biện pháp cơ giới mà không ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà thì cứ tiến hành. Phần nào không sử dụng được bằng cơ giới thì phải áp dụng phương pháp thủ công, để không bị ảnh hưởng đến kết cấu của tòa nhà”, PGS.TS Nguyễn Đình Thám đề xuất.

Ông Thám cho hay, về nguyên tắc phần sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực chỉ là những phần xây thêm, dựa trên kết cấu chính đã được cơ quan chức năng phê duyệt nên việc phá dỡ, giật cấp không ảnh hưởng gì đến kết cấu của tòa nhà. “Chỉ khi nào anh xây không giống như trong thiết kế mà cơ quan chức năng đã phê duyệt trong hồ sơ dự án thì khi đó mới tính đến chuyện kết cấu bị ảnh hưởng” – ông Thám nói.

Chủ đầu tư nói rằng việc phá dỡ phần giật cấp 8B Lê Trực làm ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà, điều đó cho thấy chủ đầu tư đã tự ý thay đổi toàn bộ thiết kế, kết cấu, không giống như trong giấy phép của chủ đầu tư phê duyệt?

Theo ông, những khó khăn liên quan đến việc xử lý sai phạm của tòa 8B Lê Trực có thể là chỉ là cái cớ để kéo dài thời gian. Từ đó, chủ đầu tư có thể thu
yết phục chính quyền đồng ý để lại phần sai phạm của tòa nhà.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục