Trang chủ » Doanh nghiệp » Ngành hàng không ‘bốc hơi’ 30.000 tỷ đồng vì Covid-19
Thứ Sáu, 20/03/2020 0:00

Ngành hàng không ‘bốc hơi’ 30.000 tỷ đồng vì Covid-19


Ngành hàng không ‘bốc hơi’ 30.000 tỷ đồng vì Covid-19

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về tình hình ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19 đến các đơn vị trong ngành GTVT.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, ngành hàng không đã thiệt hại hơn 30.0000 tỷ đồng. Còn trên thị trường chứng khoán, vốn hoá của ngành hàng không đã mất khoảng 85.000 tỷ đồng. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ và các bộ ngành, năm 2020 sẽ là năm “ác mộng” của ngành hàng không Việt sau nhiều năm tăng trưởng “hai con số”.

Theo đó, từ cuối tháng 1/2020, do ảnh hưởng của Covid-19, thị trường vận tải hàng không bắt đầu giảm mạnh. Tính đến nay, các hãng hàng không đã dừng, giảm tần suất hàng loạt chuyến bay.

Hiện các hãng đã cắt toàn bộ chuyến bay Trung Quốc, Hàn Quốc; Cắt giảm 25% số chuyến bay Đài Loan (còn 172 chuyến/tuần so với 231 chuyến/tuần), trong đó các hãng Việt Nam cắt giảm 34% chuyến bay (còn 99 chuyến/tuần so với 151 chuyến/tuần cuối năm 2019).

Đường bay Hongkong đã cắt giảm 69% số chuyến bay (còn 36 chuyến/tuần so với 115 chuyến/tuần), trong đó các hãng Việt Nam gần như cắt hoàn toàn (92%), chỉ còn Vietnam Airlines bay 4 chuyến/tuần (còn 4 chuyến/tuần so với 47 chuyến/tuần cuối năm 2019).

Với đường bay Nhật Bản hiện vẫn giữ 160 chuyến/tuần, nhưng các hãng hàng không đang đánh giá tình hình và khả năng cao sẽ phải cắt giảm trong giai đoạn tới.

Trước tình hình trên, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ cho phép Bộ được áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cành tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi/đến đối với các chuyến bay nội địa thời gian dự kiến từ 1/3 đến hết ngày 31/5 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh.

Bộ cũng kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá trong thời gian từ 1/3 đến hết ngày 31/5 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh.

Bên cạnh đó cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong thời hạn 3 tháng. Trường hợp cân đối Ngân sách gặp khó khăn thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, đồng thời cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.

Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cho hay, trong trường hợp khả quan nhất, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát trước tháng 4 tới, tổng thị trường sẽ đạt 67 triệu khách, giảm 15,4% so với 2019. Trong đó, các hãng hàng không Việt vận chuyển được 12,7 triệu khách quốc tế (giảm 28,3 %) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 48 triệu khách (giảm 9,2% so cùng kỳ).

Kịch bản xấu hơn, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 6, tổng thị trường chỉ đạt 61,2 triệu khách, giảm 22,6% so 2019 Trong đó, các hãng của Việt Nam vận chuyển được 10,4 triệu khách quốc tế (giảm 41,2%) và 35,3 triệu khách nội địa (giảm 5,5%), tổng vận chuyển chỉ đạt 45,7 triệu khách (giảm 17% so cùng kỳ).

Ông Dương Trí Thành, CEO của Vietnam Airlines thông tin, COVID-19 đã kéo lùi ngành hàng không thế giới 4-5 năm và tích lũy của Vietnam Airlines trong 4-5 năm qua đã bốc hơi vì dịch. Hiện hãng đang thừa khoảng 40 chiếc máy bay khi nhu cầu di chuyển hàng không của hành khách giảm sốc. Tính tổng cộng, 20.000 lao động ở trong và ngoài nước của hãng đang bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19”.

Trong khi đó, Hãng hàng không Vietjet Air cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh. Cổ phiếu của hãng này đã mất 31,74% giá trị trong giai đoạn từ 30/1 đến 16/3. Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán cũng vì dịch mà hụt mất 24.358 tỷ đồng.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo 102/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, sẽ tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 00 giờ ngày 18 tháng 3 năm 2020.

Với quyết định này, các máy bay thuê chuyến chatter chở hàng ngàn kh&a
acute;ch Nga của Anex Tour đến Nha Trang tới không phận Việt Nam sáng nay phải quay đầu về Nga.

Công ty Anex phát thông cáo đêm qua cho biết họ buộc huỷ kèo của 39.000 khách Nga, thiệt hại ước tính khoảng 62 triệu USD. Thiệt hại này chỉ tính số khách bị huỷ chuyến trong tháng 3/2020 của mỗi Anex.

Chủ tịch Tập đoàn Crystal Bay công ty mẹ của của Anex Tour, ông Nguyễn Đức Chi cho biết biết, trong ngày 18/3 Anex sẽ bay thêm 26 chuyến không người để đón khách Nga trở về quê hương, tốn thêm 7 triệu USD.

Theo ông Chi, Anex Tour và Crystal Bay mất gần 1.600 tỷ trong một tháng. “Không biết Anex và 25.000 phòng khách sạn ở Nha Trang có trụ thêm được nữa không”, ông Chi nói.

Được biết, công ty này xây dựng nhiều năm đã ghi dấu ấn tại Khánh Hoà, nơi mà họ phủ công suất phòng của hầu hết các khách sạn 3 sao trở lên tại Nha Trang, là công ty lữ hành chiếm 65% thị phần khách Nga tại đây, giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng chục ngàn người địa phương, giờ này đang đứng trước bờ vực thẳm.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục