Trang chủ » Bất động sản » Tư vấn » Chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép mới nhất hiện nay
Thứ Hai, 14/08/2023 2:25

Chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép mới nhất hiện nay

Tiến hành xây dựng, sửa chữa các công trình nhà đất vốn là một việc rất phổ biến mà hộ dân nào cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận vi phạm Luật xây dựng trong quá trình thi công, người dân có thể bị xử lý nghiêm theo quy định. Hãy cùng tìm hiểu chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép qua bài viết này để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro trong khi xây dựng nhé.

1. Chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép là gì?

Chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép là những tác động mà Nhà nước sẽ thực hiện đối với các chủ thể (cụ thể trong trường hợp này là các hộ dân đang thi công công trình nhà ở) không thực hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng. Những quy định chung của Nhà nước về việc xây dựng nhà ở đã được quy định rõ trong Luật Xây Dựng. Chính vì thế, xây dựng nhà trái phép có nghĩa là làm trái với những quy định được ghi trong bộ luật này.

Bên cạnh đó, chế tài của Nhà nước khi xử lý vi phạm sẽ luôn là những tác động mạnh mẽ và bất lợi đối với các hộ dân xây dựng trái phép.

2. Đối tượng sẽ phải gánh chịu chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép

Đối tượng của việc bị xử lý khi vi phạm Luật Xây Dựng trong khi thi công xây dựng, sửa chữa nhà ở thuộc về các trường hợp không có giấy phép xây dựng hoặc thực hiện sai nội dung của giấy phép xây dựng được cấp theo điều 89 Luật xây dựng, số 50/2014/QH13. 

Các loại giấy phép được cấp theo đúng quy định gồm giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo và giấy phép di dời công trình. Vì vậy, người dân cần thực hiện đúng theo nội dung giấy phép đã được cấp bởi cơ quan chức năng. Tránh trường hợp nội dung giấy phép là sửa chữa cải tạo nhưng trên thực tế lại tiến hành xây mới công trình nhà ở. Đây là hành vi trái với quy định của Luật xây dựng và chắc chắn sẽ bị xử lý. 

3. Chi tiết về chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép

 Xử lý sai phạm xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước quy định rõ ràng tại Nghị định 121/2013/NĐ – CP và theo từng trường hợp vi phạm khác nhau như sau:

3.1. Chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép đối với hành vi vi phạm lần đầu

Cảnh cáo và phạt tiền đối với các hành vi tổ chức thi công công trình sai nội dung các loại giấy phép như đã nêu trên. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, mức phạt có thể dao động từ 500.000 – 5.000.000 đồng. Kèm theo đó là lập biên bản vi phạm hành chính, điều này đồng nghĩa với việc bắt buộc tạm dừng thi công. Người dân cần xin cấp lại giấy phép xây dựng mới để có thể tiếp tục xây dựng nhà ở của mình.

3.2. Chế tài đối với hành vi tiếp tục vi phạm sau khi đã bị lập biên bản

Trường hợp này xảy ra sau khi người dân thi công công trình trái phép bị xử lý cảnh cáo lần thứ nhất. Sau khi đã cảnh cáo bằng hình thức lập biên bản và phạt tiền, nếu các hộ dân vẫn tiếp tục thi công sai quy định sẽ có các hình phạt nặng hơn.

Hình thức xử lý vi phạm tiếp theo có thể là phạt tiền với giá trị cao hơn, dao động từ 5.000.000 – 1.000.000.000 đồng. Ngoài ra, nhiều khả năng vi phạm nghiêm trọng có thể dẫn đến mức tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng.

3.3. Đối với trường hợp vẫn cố tình vi phạm

Đối với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, các cơ quan chức năng có thể cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm theo khoản 2, điều 86 của bộ Luật xử lý vi phạm hành chính. Đây là một điều rất khó khăn cho cho các hộ dân. Bởi khi bị tháo dỡ, người dân sẽ phải xây dựng lại từ đầu. Vậy nên cần lưu ý kỹ về vấn đề giấy phép và các quy định về Luật xây dựng khi thi công công trình nhà ở để tránh những rắc rối khi bị xử lý sai phạm.

Từ những vấn đề liên quan đến chế tài của pháp luật về xử lý xây dựng nhà trái phép được nêu trong bài viết, hi vọng mỗi người dân khi tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà ở sẽ không mắc phải sai phạm theo quy định của pháp luật.   

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục