Từ đầu năm đến nay, liên tục xảy ra các vụ cháy Chung cư mini, nhà cao tầng làm nhiều người thương vong, thiệt hại nhiều tài sản gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) khu dân cư. Vậy, quy định về PCCC tại các chung cư hiện nay thế nào? Chung cư mini có bắt buộc phải xin cấp phép về PCCC không?
Thế nào là chung cư mini?
Hiện không có định nghĩa cụ thể về chung cư mini mà theo khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014, chung cư là loại hình nhà ở có từ 02 tầng trở lên, gồm nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung và có phần sở hữu chung, sở hữu riêng… cho các hộ gia đình.
Chung cư hiện được xây dựng với hai mục đích là để ở và mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Nhìn chung các toà chung cư mini gồm nhiều phòng, có từ hai tầng trở lên mà mỗi tầng có nhiều căn hộ, thường là từ 02 căn hộ trở lên. Trong đó, mỗi căn hộ thường gồm một phòng ngủ, một phòng khách, được xây dựng khép kín, có khu bếp, nhà vệ sinh riêng.
Quy định cấp phòng cháy chữa cháy chung cư mini : Theo khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 chỉ rõ, chung cư là loại hình nhà ở có từ 2 tầng trở lên, gồm nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung và có phần sở hữu chung, sở hữu riêng… cho các hộ gia đình.
Theo các phụ lục ban hành đi kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP nêu rõ yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3; nhà hỗn hợp cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3 phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Với nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3 phải có nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ/biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn đúng chuẩn; Có phương án chữa cháy đã được phê duyệt;
Hệ thống điện, chống sét, tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc dùng nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đúng theo tiêu chuẩn;
Có hệ thống cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc phục vụ công tác chữa cháy; hệ thống báo cháy, ngăn cháy, ngăn khói và thoát nạn, phương tiện cứu người đảm bảo đúng tiêu chuẩn;
Có phân công và quy định nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy. Những người được phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Với nhà chung cư cao 7 tầng trở lên, ngoài những yêu cầu về phòng cháy chữa cháy nêu trên còn phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Quy định cấp phòng cháy chữa cháy chung cư mini.
Điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy ở chung cư mini
Căn cứ Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư mini được quy định như sau:
Với nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3 phải có: Nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ/biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn đúng chuẩn. Có phương án chữa cháy đã được phê duyệt.
Hệ thống điện, chống sét, tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc dùng nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đúng theo tiêu chuẩn.
Có hệ thống cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc phục vụ công tác chữa cháy; hệ thống báo cháy, ngăn cháy, ngăn khói và thoát nạn, phương tiện cứu người đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Có phân công và quy định nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy. Những người được phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Xử phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy với chung cư mini
Khi vi phạm về yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư mini, người vi phạm có thể bị phạt tiền vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính trong việc để xảy ra cháy, nổ như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng, nếu gây thiệt hại về tài sản dưới 20 triệu đồng;
Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng, khi gây hại về tài sản từ 20 -dưới 50 triệu đồng;
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng, khi gây thiệt hại về tài sản từ 50 – dưới 100 triệu đồng;
Phạt tiền 5 – 10 triệu đồng, khi gây hại về tài sản trên 100 triệu đồng, gây thương tich hoặc tổn hại sức khoẻ một người có tỷ lệ tổn thương dưới 61%, gây thương tich hoặc tổn hại sức khoẻ hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương dưới 61%. Ngoài ra còn áp dụng hình phạt bổ sung là buộc chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho người bị ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy ở mức độ nguy hiểm hơn thì người vi phạm có thể phải ngồi tù đến 12 năm về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy tại Điều 313 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung bởi khoản 115 Điều 1 năm 2017.
Cụ thể, người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm: Làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: Làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ trở lên.