Dầu dao động nhẹ khi nhà đầu tư chờ biết rõ quyết định của OPEC
Mặc dù biến động mạnh trong ngày, giá dầu chỉ thay đổi chút ít vào cuối phiên phiên giao dịch vừa qua khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định của các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt về việc có kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng hay không.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh, trong đó có Nga (OPEC+) đang bàn xem khi nào sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp bộ để thảo luận về việc có gia hạn các biện pháp cắt giảm sản lượng như hiện nay hay không.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 20 US cent (0,5%) lên 39,99 USD/thùng, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 12 US cent lên 37,41 USD/thùng.
Saudi Arabia và Nga, hai trong số những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã nhất trí tiếp tục cắt giảm sản lượng 9,1 triệu thùng/ngày thêm một tháng. Tuy nhiên, cuộc họp sớm của OPEC+ vào ngày 4/6 như đề xuất của Chủ tịch OPEC đã bị hoãn lại giữa bối cảnh trong nhóm vẫn còn những ý kiến về việc một số nhà sản xuất dầu chưa tuân thủ đầy đủ thỏa thuận cắt giảm hiện nay. Saudi Arabia, Kuwai và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất không có kế hoạch kéo dài thời gian tự nguyện cắt giảm sản lượng bổ sung 1,18 triệu thùng/ngày sau tháng 6/2020, cho thấy nguồn cung dầu thô có thể tăng trong tháng tới, bất kể OPEC+ quyết định như thế nào.
Vàng tăng trên 1% do chứng khoán Phố Wall và USD giảm
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch vừa qua khi chứng khoán Phố Wall giảm điểm và đồng USD cũng yếu đi do dữ liệu thương mại của Mỹ kém tích cực mặc dù thị trường lao động có dấu hiệu cải thiện.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,3% lên 1.719,42 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 1,3% lên 1.719,42 USD/ounce.
“Thị trường chứng khoán chìm vào sắc đỏ, báo hiệu nhà đầu tư vẫn có nhu cầu mạnh đối với những tài sản an toàn như vàng”, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, Daniel Ghali, cho biết. Đồng USD rơi xuống thấp nhất trong vòng gần 3 tháng.
Thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng trong tháng 4/2020 do đại dịch Covid-19 cản trở dòng chảy hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, đẩy xuất khẩu xuống mức thấp nhất 10 năm.
Quặng sắt giảm sau khi vượt 100 USD/tấn
Giá quặng sắt kỳ hạn trên 2 sàn giao dịch Đại Liên và Singapore giảm trong phiên giao dịch vừa qua do nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn sau khi giá tăng lúc đầu phiên.
Lo ngại về nguồn cung từ Brazil và lượng tồn trữ ở Trung Quốc giảm đã đẩy giá mặt hàng này liên tục tăng trong những ngày gần đây. Kết thúc phiên 4/6, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,1% xuống 737 CNY (103,49 USD)/tấn, sau khi tăng 2,3% lúc đầu phiên. Trên sàn Singapore, quặng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 1,7% xuống 99,18 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi đạt 101,3 USD/tấn chỉ vài giờ trước đó. Phiên liền trước, quặng sắt 62% giao ngay nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm khỏi mức cao nhất 10 tháng, xuống 101,5 USD/tấn.
Thị trường tiếp tục biến động phiên thứ 2 liên tiếp sau khi sàn Đại Liên yêu cầu các thành viên hãy giao dịch quặng sắt kỳ hạn tương lai một cách “hợp lý” sau khi giá đã vượt 100 USD/tấn, đồng thời tuyên bố sẽ tăng cường giám sát thị trường hàng ngày và xử lý tất cả các hành vi vi phạm để duy trì sự trật tự trên thị trường.
Đồng đi lên do Châu Âu tăng gấp đôi gói kích thích
Giá đồng tăng trong phiên vừa qua, duy trì ở mức cao nhất 2,5 tháng, sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu và Chính phủ Đức công bố các gói kích thích kinh tế lớn và số người thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống.
Đồng kỳ hạn tham chiếu (giao sau 3 tháng) trên sàn London tăng 0,1% lên 5.528 USD/tấn vào lúc đóng cửa, trong phiên có thời điểm đạt 5.552 USD/tấn, mức cao kỷ lục 2,5 tháng như đã đạt được trong phiên liền trước.
Đậu tương cao nhất gần 2 tháng, lúa mì cũng tăng
Giá đậu tương Mỹ trong phiên giao dịch vừa qua đạt mức cao nhất trong vòng gần 2 tháng, trong khi lúa mì tăng hơn 2% và ngô vững do USD yếu đi làm gia tăng hy vọng xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Mỹ sẽ mạnh lên (USD yếu đi làm cho nông sản Mỹ cạnh tranh tốt hơn so với nông sản Brazil).
Trên sàn Chicago, đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 10-1/4 US cent lên 8,67-3/4 Bộ Nông nghiệp Mỹ liên tiếp xác nhận doanh số bán đậu tương Mỹ đến một số địa điểm chưa xác định, mà theo các thương nhân thì là khách hàng Trung Quốc, bất chấp căng thẳng chính trị gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.
Trong khi
đó, lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 11-3/4 US cent lên 5,23-3/4 USD/bushel, sau khi có thời điểm đạt 5,29 USD – cao nhất kể từ 28/4; và ngô tăng 5 US cent lên 3,29 USD/bushel.
Đường đi lên, đường thô cao nhất 2,5 tháng
Giá đường tiếp tục tăng trong phiên vừa qua do các quỹ đầu cơ tăng nhu cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục.
Đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn New York tăng 0,11 US cent, tương đương 0,9% lên 11,73 US cent/lb, cao nhất kể từ 11/3/2020. Tâm lý nhà đầu tư chuyển hướng tích cực mặc dù không ai cho rằng giá sẽ quay trở lại mức cao như giữa tháng 2/2020.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 trên sàn London tăng 9,2 USD, tương đương 2,4%, lên 384,80 USD/tấn. Nguồn cung đường trắng đang bị thắt chặt do sản lượng của Thái Lan sụt giảm. Giá đường trắng kỳ hạn 1 tháng cao hơn 20 USD/tấn so với kỳ hạn 2 tháng. Vị thế đảo ngược này cho thấy nhu cầu đường trắng physical đang rất mạnh.
Dầu thực vật giảm
Giá dầu cọ giảm trên 3% trong phiên giao dịch vừa qua khi các nhà đầu tư bán chốt lời sau 2 phiên tăng mạnh trước đó, giữa bối cảnh ước tính lượng tồn trữ tháng 5/2020 tăng lên.
Dầu cọ kỳ hạn giao tháng 8 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 3% xuống 2.326 ringgit (543,84 USD)/tấn. Hai phiên liền trước, giá dầu cọ đã tăng 2,5% và đạt mức cao nhất 2 tháng ở phiên 3/6/2020.
Trong khi đó, giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên cũng giảm 0,63%, và dầu cọ trên sàn Chicago giảm 1,18%.
CGS-CIMB Research dự báo sản lượng dầu cọ Malaysia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể đã tăng 3% trong tháng 5/2020. Trong khi đó, nhập khẩu dầu cọ Ấn Độ tháng 5/2020 giảm 53% so với cùng kỳ năm trước do chính sách phong tỏa toàn quốc chống Covid-19. Nghi ngờ khả năng OPEC+ không đạt được thỏa thuận tiếp tục cắt giảm sản lượng sâu sau tháng 6/2020 cũng góp phần gây áp lực lên giá dầu cọ.
Gạo Việt Nam cao nhất 8 năm, gạo Thái Lan cũng tăng trong khi Ấn Độ giảm
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này tăng mạnh, lên mức cao kỷ lục hơn 8 năm do các doanh nghiệp khó gom đủ hàng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên, giữa bối cảnh mưa lớn gây ảnh hưởng tới vụ thu hoạch ở ĐBSCL. Gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện giá 475 USD/tấn, cao nhất kể từ đầu năm 2012, so với 450 – 460 USD/tấn một tuần trước đây. Các doanh nghiệp đang ráo riết gom hàng để thực hiện những hợp đồng đã ký với các khách hàng Malaysia và Cuba.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giá cũng tăng lên 490 – 512 USD/tấn, từ mức 489 – 490 USD/tấn cách đây một tuần, chủ yếu do đồng baht mạnh lên, giữa bối cảnh thị trường vẫn lo ngại về nguồn cung nội địa mặc dù gần đây đã có mưa.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá giảm xuống 367 – 373 USD/tấn, từ mức 370 – 375 USD/tấn cách đây một tuần, do các nhà nhập khẩu đến từ Châu Phi và Châu Á giảm dần tốc độ mua vào sau khi đã tích cực mua hồi tháng 5.
Cà phê giảm
Giá cà phê arabia kỳ hạn tháng 7 giảm 0,95 US cent, tương đương 1%, xuống 98,15 US cent/lb. Mậc dù vậy, đồng real yếu đi và thu hoạch cà phê của Brazil chậm hơn chút ít so với mức trung bình của cùng thời điểm này các năm trước đang hỗ trợ giá mặt hàng này. Robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm 4 USD (0,3%) xuống 1.198 USD/tấn.
Tại Châu Á, giá cà phê nội địa của Việt Nam vững trong tuần qua vì nguồn cung của người trồng cà phê không còn nhiều, trong khi mức cộng cà phê Indonesia nới rộng do USD yếu đi so với rupiah.
Người trồng cà phê ở Tây Nguyên đang bán cà phê nhân xô với giá 32.000 đồng (1,38 USD)/kg, không thay đổi so với cách đây một tuần. Cà phê robusta xuất khẩu loại 2 (5% đen và vỡ) giá cộng 200 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn London (giao dịch phiên 4/6), thấp hơn chút ít so với mức cộng 200 đến 220 USD/tấn cách đây một tuần.
Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết, người trồng cà phê không muốn bán nốt phần 2 đến 2,5% sản lượng năm nay còn lại ở mức giá hiện tại vì thấp dưới chi phí sản xuất. Tuy nhiên, họ cũng không thể nâng giá lên vì căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng và dịch Covid-19.
Trong khi đó tại Indonesia, cà phê robusta Sumatra của tỉnh Lampung giá cộng 350 USD/tấn, so với 290-300 USD/tấn cách đây một tuần. Đồng rupiah của Indonesia đã tăng hơn 3% so với USD từ đầu tuần tới nay. Indonesia đã xuất khẩu 7.966,2 tấn cà phê robusta Sumatra từ tỉnh Lampung trong tháng 5/2020, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hành tây Trung Quốc: Cầu vượt cung
Nhiều khu vực ở Trung Quốc thu hoạch hành tây gần như suốt năm, trong đó khu vực sản xuất chính là Sơn Đông. Thời tiết ở Sơn Đông gần đây luôn thuận lợi, do đó sản lượng ở mức cao. Kết quả là giá hành tây t
ại đây liên tiếp giảm. Giá thu mua hồi tháng 1/2020 ở mức khoảng 2 CNY/0,5 kg, đến nửa đầu tháng 5/2020 chỉ còn 0,4 CNY/0,5 kg, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là bởi sự bùng phát Covid-19 khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn, gây ra tình trạng dư cung. Bên cạnh đó, Ấn Độ vào mùa thu hoạch hành càng gây tác động tới giá hành Trung Quốc.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng nay 5/6
Giá đường tiếp tục tăng trong phiên vừa qua do các quỹ đầu cơ tăng nhu cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục.
Đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn New York tăng 0,11 US cent, tương đương 0,9% lên 11,73 US cent/lb, cao nhất kể từ 11/3/2020. Tâm lý nhà đầu tư chuyển hướng tích cực mặc dù không ai cho rằng giá sẽ quay trở lại mức cao như giữa tháng 2/2020.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 trên sàn London tăng 9,2 USD, tương đương 2,4%, lên 384,80 USD/tấn. Nguồn cung đường trắng đang bị thắt chặt do sản lượng của Thái Lan sụt giảm. Giá đường trắng kỳ hạn 1 tháng cao hơn 20 USD/tấn so với kỳ hạn 2 tháng. Vị thế đảo ngược này cho thấy nhu cầu đường trắng physical đang rất mạnh.
Dầu thực vật giảm
Giá dầu cọ giảm trên 3% trong phiên giao dịch vừa qua khi các nhà đầu tư bán chốt lời sau 2 phiên tăng mạnh trước đó, giữa bối cảnh ước tính lượng tồn trữ tháng 5/2020 tăng lên.
Dầu cọ kỳ hạn giao tháng 8 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 3% xuống 2.326 ringgit (543,84 USD)/tấn. Hai phiên liền trước, giá dầu cọ đã tăng 2,5% và đạt mức cao nhất 2 tháng ở phiên 3/6/2020.
Trong khi đó, giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên cũng giảm 0,63%, và dầu cọ trên sàn Chicago giảm 1,18%.
CGS-CIMB Research dự báo sản lượng dầu cọ Malaysia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể đã tăng 3% trong tháng 5/2020. Trong khi đó, nhập khẩu dầu cọ Ấn Độ tháng 5/2020 giảm 53% so với cùng kỳ năm trước do chính sách phong tỏa toàn quốc chống Covid-19. Nghi ngờ khả năng OPEC+ không đạt được thỏa thuận tiếp tục cắt giảm sản lượng sâu sau tháng 6/2020 cũng góp phần gây áp lực lên giá dầu cọ.
Gạo Việt Nam cao nhất 8 năm, gạo Thái Lan cũng tăng trong khi Ấn Độ giảm
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này tăng mạnh, lên mức cao kỷ lục hơn 8 năm do các doanh nghiệp khó gom đủ hàng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên, giữa bối cảnh mưa lớn gây ảnh hưởng tới vụ thu hoạch ở ĐBSCL. Gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện giá 475 USD/tấn, cao nhất kể từ đầu năm 2012, so với 450 – 460 USD/tấn một tuần trước đây. Các doanh nghiệp đang ráo riết gom hàng để thực hiện những hợp đồng đã ký với các khách hàng Malaysia và Cuba.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giá cũng tăng lên 490 – 512 USD/tấn, từ mức 489 – 490 USD/tấn cách đây một tuần, chủ yếu do đồng baht mạnh lên, giữa bối cảnh thị trường vẫn lo ngại về nguồn cung nội địa mặc dù gần đây đã có mưa.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá giảm xuống 367 – 373 USD/tấn, từ mức 370 – 375 USD/tấn cách đây một tuần, do các nhà nhập khẩu đến từ Châu Phi và Châu Á giảm dần tốc độ mua vào sau khi đã tích cực mua hồi tháng 5.
Cà phê giảm
Giá cà phê arabia kỳ hạn tháng 7 giảm 0,95 US cent, tương đương 1%, xuống 98,15 US cent/lb. Mậc dù vậy, đồng real yếu đi và thu hoạch cà phê của Brazil chậm hơn chút ít so với mức trung bình của cùng thời điểm này các năm trước đang hỗ trợ giá mặt hàng này. Robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm 4 USD (0,3%) xuống 1.198 USD/tấn.
Tại Châu Á, giá c&ag
rave; phê nội địa của Việt Nam vững trong tuần qua vì nguồn cung của người trồng cà phê không còn nhiều, trong khi mức cộng cà phê Indonesia nới rộng do USD yếu đi so với rupiah.
Người trồng cà phê ở Tây Nguyên đang bán cà phê nhân xô với giá 32.000 đồng (1,38 USD)/kg, không thay đổi so với cách đây một tuần. Cà phê robusta xuất khẩu loại 2 (5% đen và vỡ) giá cộng 200 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn London (giao dịch phiên 4/6), thấp hơn chút ít so với mức cộng 200 đến 220 USD/tấn cách đây một tuần.
Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết, người trồng cà phê không muốn bán nốt phần 2 đến 2,5% sản lượng năm nay còn lại ở mức giá hiện tại vì thấp dưới chi phí sản xuất. Tuy nhiên, họ cũng không thể nâng giá lên vì căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng và dịch Covid-19.
Trong khi đó tại Indonesia, cà phê robusta Sumatra của tỉnh Lampung giá cộng 350 USD/tấn, so với 290-300 USD/tấn cách đây một tuần. Đồng rupiah của Indonesia đã tăng hơn 3% so với USD từ đầu tuần tới nay. Indonesia đã xuất khẩu 7.966,2 tấn cà phê robusta Sumatra từ tỉnh Lampung trong tháng 5/2020, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hành tây Trung Quốc: Cầu vượt cung
Nhiều khu vực ở Trung Quốc thu hoạch hành tây gần như suốt năm, trong đó khu vực sản xuất chính là Sơn Đông. Thời tiết ở Sơn Đông gần đây luôn thuận lợi, do đó sản lượng ở mức cao. Kết quả là giá hành tây tại đây liên tiếp giảm. Giá thu mua hồi tháng 1/2020 ở mức khoảng 2 CNY/0,5 kg, đến nửa đầu tháng 5/2020 chỉ còn 0,4 CNY/0,5 kg, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là bởi sự bùng phát Covid-19 khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn, gây ra tình trạng dư cung. Bên cạnh đó, Ấn Độ vào mùa thu hoạch hành càng gây tác động tới giá hành Trung Quốc.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng nay 5/6