Trang chủ » Doanh nghiệp » Tiêu dùng » Lần đầu tiên Việt Nam-Nhật Bản kết nối trực tuyến hàng tiêu dùng
Thứ Năm, 02/07/2020 0:00

Lần đầu tiên Việt Nam-Nhật Bản kết nối trực tuyến hàng tiêu dùng


Vải tươi Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được người dân Nhật ưa thích. Ảnh: Công Thương

Đây là Hội nghị giao thương trực tuyến đầu tiên trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng 2 nước, do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN, Nhật Bản (AJC) tổ chức.

Hội nghị đã thu hút sự tham gia của 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiêu dùng các loại của Việt Nam đến từ 8 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đông, Long An và Quảng Ngãi.

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm qua, là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

“Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn hàng nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại… trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này. Mới đây, hơn 2 tấn vải thiều Việt Nam đã được chính thức nhập khẩu vào Nhật Bản và được người tiêu dùng tại Nhật Bản đón nhận, tiêu thụ nhanh chóng tại hệ thống siêu thị ở Tokyo, Osaka và đánh giá cao về chất lượng”- ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Ông Fujita Masataka – Tổng Thư ký AJC đã đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam cũng như kết quả hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Shibata Masayuki, khi thực hiện nhập khẩu vào Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tuyệt đối chú ý phải triển khai trên cơ sở đã xác nhận với đối tác thương mại về quy định này.

Hàng hóa nhập khẩu đã cập cảng tại Nhật Bản, sau khi được kiểm dịch động, thực vật, báo cáo nhập khẩu thực phẩm và quá trình thẩm định cho thấy không có vấn đề gì thì mới được chuyển qua thủ tục nhập khẩu.

Riêng đối với sản phẩm dệt may, doanh nghiệp Việt Nam cần thông báo cho nhà nhập khẩu về nguyên vật liệu và cách thức dệt may để thời gian thông quan được nhanh chóng.

Ngay sau phiên hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam đã được sắp xếp vào 8 phòng giao thương trực tuyến với những nhà nhập khẩu của Nhật Bản. Tại đây, doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu, quảng bá và chào bán tới các nhà phân phối, nhập khẩu Nhật Bản đa dạng các sản phẩm gồm: Các loại rau quả (quả vải, thanh long, chuối, chanh, dừa, bưởi, sầu riêng…),;

Sản phẩm từ hạt mắc ca, gia vị (ớt, gừng, tỏi…), thực phẩm khô (mì, miến…), bánh kẹo, đồ uống (sữa đậu nành, cà phê, nước ép trái cây, chè, nước yến);

Thủy sản khô, đông lạnh và đóng hộp, tinh bột sắn, sản phẩm từ gỗ, hàng dệt may, các sản phẩm nhựa gia dụng và phục vụ ngành công nghiệp bao bì, găng tay cao su, sản phẩm phòng dịch và y tế (bio cellulose, mặt nạ phòng dịch, khẩu trang vải và khẩu trang y tế, bộ đồ bảo hộ)…

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục