Trang chủ » Doanh nghiệp » Bí quyết để lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Thứ Bảy, 30/11/2019 0:00

Bí quyết để lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Các bước để lập kế hoạch kinh doanh. Ảnh minh họa

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là sự mô tả quá trình kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, là một bản tóm tắt các phương pháp, chiến lược marketing – bán hàng, sản xuất, nhân sự, tài chính… mà chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý hoạch định, tổ chức, thực hiện các hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Giá trị mà nó mang lại là giúp cho doanh nghiệp có thể nhìn được một bức tranh đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp, bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh kinh doanh trong tương lai. 

Tại sao cần phải chuẩn bị kế hoạch kinh doanh?

Đầu tiên và trên hết, nó sẽ xác định và tập trung mục tiêu của doanh nghiệp bằng cách sử dụng những thông tin và phân tích phù hợp. Doanh nghiệp có thế dùng nó như một công cụ bán hàng tốt khi đàm phán với các mối quan hệ trọng như bên cho vay, chủ đầu tư vào ngân hàng.

Doanh nghiệp cũng có thể dùng để thu thập các ý kiến và tư vấn từ những người khác bao gồm những người trong lĩnh vực dự kiến kinh doanh, những người có thể đưa ra lời khuyên vô giá mà hoàn toàn miễn phí.

Bản kế hoạch kinh doanh cũng có thể giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra những sai sót cũng như điểm yếu trong doanh nghiệp.

Những bước để lập 1 kế hoạch kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh

Trước tiên phải có một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ về nó. Lịch sử đã chứng minh rằng ý tưởng dù cho điên rồ hay vĩ đại đến mức nào thì cũng đều có khả năng thành công.

Đặt ra mục tiêu và những thành quả cần đạt được

Đây chính là những kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được.  Trước khi bắt đầu một công việc cần đặt ra cho mình những câu hỏi: Mình sẽ đạt được những gì sau khi hoàn thành? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của kinh doanh?.

Việc đặt ra mục tiêu không những giúp cho doanh nghiệp có một hướng đi rõ ràng, mà còn tạo ra một động lực rất lớn bên trong doanh nghiệp về việc hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Cần phải nghiên cứu xem thị trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng tới, phân tích đối thủ cạnh tranh và xác định được nhu cầu khách hàng.

Phân tích SWOT ( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ)

Doanh nghiệp cần phải nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Từ đó sẽ đưa ra các phương pháp để tận dụng các cơ hội và hạn chế những nguy cơ , hay thậm chí biến những điểm yếu của doanh nghiệp thành cơ hội. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong việc lập một bản kế hoạch kinh doanh, quyết định đến sự thành công.

Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Theo luật Doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn những loại hình kinh doanh là: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,… Dựa vào bảng phân tích SWOT ở bước bên trên doanh nghiệp sẽ dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu để có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất.

Lên kế hoạch marketing

Có 3 nguyên tắc cơ bản nhất trước khi lập một kế hoạch marketing đó là:

Segment(phân loại khách h&agrav
e;ng)

Target (chọn khách hàng mục tiêu)

Position(Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).

Khách hàng luôn phải là trung tâm của mọi hoạt động. Đó là điểm xuất phát đồng thời là điểm chốt cuối cùng. Bởi lẽ, suy cho cùng thì mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp đều là để đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

Lập kế hoạch hoạt động

Tập trung vào các kế hoạch thường ngày của doanh nghiệp như nhân sự, thiết bị, quy trình,…

Kế hoạch quản lý con người

Một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì điểm cốt lõi là chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Cần lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của họ, phân công công việc và phân định rõ ràng. Thường xuyên phải xem xét, đánh giá để đưa ra những điều chỉnh kịp thời nhất. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên một cách hiệu quả.

Kế hoạch tài chính

Để có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cần phải xác định được nguồn tài chính tài trợ cho doanh nghiệp. Lập dự toán dòng tiền hàng năm. Vốn luân chuyển chính là nguyên nhân làm nhiều doanh nghiệp thất bại. Do vậy cần phải phân tích và đưa ra phương án chi tiết cho vấn đề này.

Kế hoạch thực hiện

Liệt kê những hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích và càng chi tiết sẽ càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và thời gian thực hiện nó.

Những điều cần tránh trong bản kế hoạch kinh doanh

Đưa ra một số giới hạn và những dự đoán cho tương lai dài hạn. Tốt nhất là gắn nó với những mục tiêu ngắn hạn và điều chỉnh bản kế hoạch kinh doanh. 

 Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào tính độc đáo của lại hình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thậm chí đó là một bằng sáng chế đã được cấp bằng. Sự thành công sẽ thường đến với những người bắt đầu kinh doanh với những mục tiêu kinh tế to lớn và không nhất thiết phải là những sáng kiến vĩ đại.

Như vậy, một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ góp phần rất lớn cho sự thành công của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật cẩn thận trong mỗi bước để có thể đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục