Trang chủ » Doanh nghiệp » Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
Thứ Năm, 21/11/2019 0:00

Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp


1. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là gì?

“Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kịnh tế – xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân”

Chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng, đây cũng là yếu tố phản ánh chất lượng doanh nghiệp. Đây là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số lượng nhân viên có trong danh sách doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nguồn nhân lực là tất cả các cá nhân tham gia vào cac hoạt động của doanh nghiệp. Việc đào tạo và phát triển đội ngũ của doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đào tạo nguồn nhân lực là gì?

Đào tạo nguồn nhân lực chính là các hoạt động học tập, huấn luyện nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện các các hoạt động hiệu quả hơn về công việc của mình, là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao trình độ, kỹ năng trong công việc.

2. Tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực

Đối với doanh nghiệp

Đào tạo được xem là một trong những yếu tố cơ bản để đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực tốt sẽ giúp hiệu quả công việc được nâng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thể giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ quản lý, chuyên môn hóa công việc, và giúp doanh nghiệp có thể ứng phó với sự thay đổi thường xuyên của nền kinh tế. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực mang lại các lợi ích là:

+ Nâng cao năng suất làm việc, chất lượng và hiệu quả.

+ Giảm bớt sự giám sát vì khi người lao động đã được đào tạo và tràng bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết thì họ có thể tự giám sát được công việc mà không cần đến những người hướng dẫn.

+ Sau khi được không huấn luyện và đạo tạo thì họ sẽ nhận thức được đúng vấn đề và sẽ tán thưởng, đồng ý trước những quyết định của công ty.

+ Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực.

+ Giảm bớt tai nạn lao động sau khi họ đã được đào tạo.

+ Sự ổn định năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo vững hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.

+ Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với người lao động

Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà nó trực tiếp mang lại lợi ích cho người lao động. Sau khi đào tạo người lao động sẽ được cung cấp kiến thức đầy đủ, cập nhật được những kiến thức mới, áp dụng được vào công việc và mạng lại hiệu quả cao trong công việc. Nếu như người lao động có kiến thức và trình độ chuyên môn cao thì thu nhập của họ sẽ cao hơn.

Ngoài ra việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực còn giúp cho tinh thần đoàn kết cũng như gắn bó trong các thành viên cao hơn vì khi được đào tạo thì họ sẽ nhận thức được vấn đề đúng hơn. Giúp cho sự thích nghi trong làm việc giữa công việc hiện tại và tương lai cao hơn.

Đối với xã hội

Công việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của một quốc gia. Khi một quốc gia có nhiều tổ chức phát triển thì quốc gia đó phát triển. Sự phát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố để thúc đẩy động lực phát triển kinh tế.

3. Mục đích đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng đều hướng đến một mục đích cụ thể, việc đào tạo và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp đều hướng đến các mục tiêu cụ thể như:

– Để chuẩn bị và bù đắp những vị trí bị thiếu hay bỏ trống trong tương lai. Sự bù đắp này sẽ diễn ra thường xuyên nhằm làm cho doanh nghiệp duy trì được hoạt động.

– Để sẵn sàng chuẩn bị cho doanh nghiệp có thể thực hiện được những trách nhiệm và nhiệm vụ mới cho những thay đổi tổng mục tiêu, cơ cấu, chính sách hay những thay đổi trong khoa học-công nghệ trong tương lai.

– Để hoàn thiện và nâng cao khả năng của người lao động

Hay nói cách dễ hiểu thì mục đích chính của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là để phục vụ cho mục đích sử dụng tối đa hóa nguồn nhân lực. Đào tạo người lao động là để chuẩn bị cho con người thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách tự giác và tốt hơn và có những am hiểu hơn về công việc của họ; phát triển một thái độ hợp tác tự nguyện giữa những người lao động và bộ phận quản lí. Nó cũng phát triển những kĩ năng và những hiểu biết nhất định trong quản lí để có thể đảm bảo một sự hiệp tác đầy đủ từ mỗi bộ phận khác nhau và các cấp dưới của họ.

Ngoài ra việc đào tạo còn nhằm mục đích:

– Giảm bớt sự giám sát vì đối tượng lao động sau khi được đòa tạo thì có thể tự giám sát

– Giảm bớt những tai nạn vì nhiều tai nạn lao động xảy ra là do ngyowif lao động chưa được huấn luyện, đào tạo những kỹ năng cơ bản trong an toàn lao động.

– Tạo ra sự ổn định và năng động của tổ chức, đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt.

4. Cách thức đào tạo nguồn nhân lực

4.1. Đào tạo trong công việc

Đào tạo trong công việc là việc đào tạo trực tiếp nơi làm việc, trong đó người được đào tạo sẽ trực tiếp được học tập và huấn luyện những công việc cần thiết một cách thường xuyên dưới sự hướng dẫn của những người đi trước hay những người lành nghề.

Nhóm này bao gồm những phương pháp như:

+ Đào tạo kiểu chỉ dẫn công việc: Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy những kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lý. Việc đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn những tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thửu cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.

+ Kèm cặp và chỉ bảo theo phương pháp này thường dùng cho việc quản lí và các nhân viên giám sát có thể học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua việc kèm cặp,trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn trực tiếp.

+ Kèm cặp theo phương pháp này thường dùng cho cán bộ quản lí và nhân viên giám sát có thể học hỏi được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và tương lai.

Có 3 cách để kèm cặp:

– Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp

– Kèm cặp bởi những cố vấn

– kèm cặp bởi người quản lí có kinh nghiệm hơn

4.2 Đào tạo ngoài công việc

Đây là phương pháp đào tạo tách biệt với việc thực hiện công việc của người lao động. Các phương pháp bao gồm:

– Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp

Đối với những nghề nghiệp và công việc phức tạp thì việc đào tạo bằng kèm cặp sẽ không đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng.

Các doanh nghiệp đ&agrave
;o tạo tho phương pháp này thường tổ chức các buổi huấn luyện chung với các phương tiện và thiết bị dành cho học tập, trong các phương án này chương trình đào tạo này thường gồm hai phần đó là phần lý thuyết và thực hành. Trước khi người lao động được thực hành thực hiện nhũng công việc thì họ sẽ được huấn luyện và bổ sung các kiến thức để họ có thể nắm rõ được những yêu cầu cũng như kỹ năng làm việc.

– Cử đi học trường chính quy

Các doanh nghiệp cũng thường xuyên cử người lao động đến các trường huấn luyện, dạy nghề bên ngoài. Đối với phương pháp này người lao động sẽ được trang bị khá đầy đủ và kỹ lưỡng các kiến thức. Tuy nhiên đối với phương pháp này sẽ tốn kém thời gian và chi phí.

– Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo

Các buổi giảng hay hội nghị tại các doanh nghiệp bên ngoài là phương pháp khá hiệu quả. Trong các buổi này họ sẽ được trao đổi và học hỏi từ các lãnh đạo hay những người đã có kinh nghiệm trong công việc.

– Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ

Đây là phương pháp đào tạo mà những người được đào tạo sẽ được gửi tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên.

– Đào tạo kiểu phòng thí nghiệm

Phương pháp này giúp người lao động học hỏi thông qua các tình huống, diễn dịch hay mô phỏng trên máy tính. Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay đưuọc khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì tính kích thích đối vời người được đào tạo.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục