Trang chủ » Doanh nghiệp » Nhãn hiệu là gì? Ranh giới giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Thứ Tư, 18/12/2019 0:00

Nhãn hiệu là gì? Ranh giới giữa nhãn hiệu và thương hiệu

 

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là gì?

Đây là khái niệm dùng để cấu thành thương hiệu, được coi là những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm hàng hóa này với sản phẩm hàng hóa khác của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tất cả các nội dung và hình thức của nó đều được xem là dấu hiệu để phân biệt. Thực tế, có nhiều nước công nhận các khẩu hiệu quảng cáo là dấu hiệu nhận biết sản phẩm của mình như “Viết nên cuộc sống” của bút bi Thien Long, hay một số hình dáng, kiểu dáng cũng được xem là dấu hiệu nhận biết như hình dáng của chai Coca – Cola…

Đặc điểm:

 

Là dấu hiệu hữu hình có thể nhìn thấy được: nó phải được người tiêu dùng nhìn nhận bằng thị giác để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này hàng hóa, dịch vụ của cá nhân khác. Do vậy những dấu hiệu mà được cảm nhận bằng khứu hay thay thính giác thì không được công nhận.

Là dấu hiệu có khả năng phân biệt: nhãn hiệu phải là duy nhật, là dấu hiệu nhận biết mình với các sản phẩm khác, không được gây hiểu nhầm và nhầm lẫn cho khác nhãn hiệu khác.

Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Về cơ bản đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhưng có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn và đưa chúng về cùng 1 khái niệm. Ví dụ như thương hiệu Unilever sẽ có rất nhiều sản phẩm với các tên khác nhau như Sunlight, Comfort, Omo… Những tên sản phẩm này chỉ là những yếu tố để cấu thành thương hiệu sản phẩm, dùng để nhận biết sản phẩm này với sản phẩm khác. Trong khi đó, thương hiệu được xem như là một dấu hiệu vô hình đặc biệt để người tiêu dùng có thể nhận biết và nhớ đến.

Khi nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa nằm trong tâm trí của người tiêu dùng. Như khi nhắc tới Apple người ta sẽ hình dùng một sản phẩm chất lượng, kết cấu đẹp và nhiều tính năng hiện đại.

Tính hữu hình

Tính hữu hình là một trong những dấu hiệu để nhận biết đầu tiên khi bàn đến nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu không hữu hình, mà nó như là cái hồn của sản phẩm, tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó. 

Cách tiếp cận và bảo hộ

Brand là thuật ngữ được sử dụng trong luật và là đối tượng được bảo hộ. Quyền sở hữu đối với các brand này thường phải được xác lập thông qua thủ tục đăng ký và sau khi đăng ký nó sẽ được pháp luật bảo hộ.

Trong khi đó, thương hiệu lại không phải là đối tượng nằm dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Nó không được tạo ra bởi doanh nghiệp, cá nhân hay pháp luật mà theo thời gian sử dụng và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng thì sẽ dần hình thành.

Giá trị

Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau ở giá trị. Những tên sản phẩm sau khi được thực hiện thủ tục đăng ký sẽ trở thành sản phẩm và có thể được định giá, nhưng thương hiệu thì không thể dễ dàng định giá vì để hình thành là cần cả một quá trình. Người ta có thể bắt chước một cái tên của sản phẩm nào đó rồi gắn lên cho sản phẩm của mình nhưng thương hiệu thì không thể bắt chước hay giả tạo. Thương hiệu được cảm nhận bởi chính quá trình sử dụng của khách hàng.

Sự hình thành

Trong nhiều trường hợp khác nhau thì chỉ cần thực hiện đầy đủ các thủ tục nào đó thì người ta có thể dễ dàng đăng ký tên sản phẩm của mình. Còn để tạo dựng thương hiệu cho nó thì doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Giá trị cốt lõi của một thương hiệu luôn nằm trong tâm trí
người tiêu dùng. Đấy là cái mà người tiêu dùng mường tượng về sản phẩm. 

Tính lâu bền

Sự khác nhau giữa 2 khái niệm nàycòn nằm ở tính lâu bền.  Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc sẽ biến mất nếu như doanh nghiệp không có đủ sự kiên trì và ý chí.khi một sản phẩm biến mất trên thị trường thì chắc chắn tên của nó cũng sẽ biến mất theo. 

Nhưng thương hiệu thì có thể tồn tại mãi ngay cả khi sản phẩm đó không còn tồn tại. Vì một sản phẩm có thương hiệu hay không là nhờ vào người tiêu dùng, họ cảm nhận và ghi nhận thương hiệu của doanh nghiệp như thế nào thì đấy là do đánh giá của họ.

Như vậy có thể khẳng định lại nhãn hiệu là tiền đề để có thể ghi dấu ấn về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Tạo chỗ đứng trong thị trường và giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiến gần hơn với khách hàng. Để có thể phát triển bền vững và chiếm chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải phát triển đồng thời cả nhãn hiệu và thương hiệu.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục