Trang chủ » Doanh nghiệp » Sau thương vụ “bom tấn” của 2 tỷ phú USD – Adayroi của Vingroup bất ngờ đóng cửa
Thứ Tư, 18/12/2019 0:00

Sau thương vụ “bom tấn” của 2 tỷ phú USD – Adayroi của Vingroup bất ngờ đóng cửa


Sau thương vụ “bom tấn” của 2 tỷ phú USD – Adayroi của Vingroup bất ngờ đóng cửa 

Adayroi bất ngờ dừng mọi hoạt động

Theo văn bản được một số nhà cung cấp tiết lộ trên mạng xã hội, Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử Adayroi, đã gửi thông báo đến các nhà cung cấp về việc tạm dừng bán hàng trên sàn kể từ 18h ngày 17/12.

Lý do mà chủ sàn đưa ra là “mong muốn đánh giá và tái cấu trúc hoạt động của công ty nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và khách hàng trong giai đoạn phát triển mới” nên tạm ngừng toàn bộ hoạt động bán hàng trên web Adayroi kể từ 18h ngày 17/12, còn gọi là “ngày cut-off”.

Điều này đồng nghĩa toàn bộ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của các nhà cung cấp hiện đang kinh doanh trên website theo hợp đồng đã ký kết trước đó sẽ được dừng bán hàng và phân phối đến khách hàng.

Thông báo cũng nêu rõ trường hợp sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của các nhà cung cấp được khách hàng đặt mua thành công trước “ngày cut-off” vẫn được sàn tiến hành giao và áp dụng chính sách hoàn hủy, đổi trả theo đúng thoả thuận.

Đáng chú ý, trong thông báo gửi đến nhà cung cấp, Vincommerce cũng cho biết toàn bộ nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng với nhà cung cấp sẽ kết thúc trước ngày 15/1/2020.

Ngay sau thời điểm này, hợp đồng giữa công ty và nhà cung cấp sẽ tự động chấm dứt và thanh lý mà không phát sinh tranh chấp hay khiếu nại nào.

Việc Vincomerce tạm ngừng bán hàng trên website Adayroi được cho là hoạt động chuyển giao giữa Vingroup và  sau khi Vingroup bán lại cổ phần chi phối tại Vincomerce cho Masan Group. Theo thỏa thuận này, Masan Group (cụ thể là Masan Consumer Holdings) sẽ sở hữu và vận hành hệ thống VinMart/VinMart+ và VinEco.

Adayroi chỉ tạm ngưng cho một vụ sáp nhập nội bộ, không phải ngừng hoạt động

Vingroup và Masan đang “mưu tính” điều gì?

Giữa bối cảnh thị trường chung diễn biến xấu thì phiên hôm qua (17/12), cổ phiếu VIC của Vingroup vẫn bám trụ được ở mức tham chiếu 115.800 đồng, và theo đó, không gây ảnh hưởng bất lợi hơn cho chỉ số chính.

Liên quan đến mã cổ phiếu này, cuối giờ chiều qua, Vincommerce – đơn vị sở hữu, vận hành sàn thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử Adayroi đã ra thông báo về việc quyết định tạm dừng toàn bộ hoạt động bán hàng trên Adayroi.

Động thái này nhằm mục đích đánh giá và tái cấu trúc hoạt động của công ty trong giai đoạn phát triển mới. Trước đó, Vincommerce đã được tuyên bố sáp nhập vào MasanConsumer cùng với Vinmart và VinEco để lập nên một tập đoàn bán lẻ mới có tên là Masan Blue.

Việc tạm dừng toàn bộ hoạt động bán hàng trên website Adayroi kể từ 18 giờ ngày 17/12 được phía Vincommerce công bố sau giờ giao dịch, do đó không ảnh hưởng đến cổ phiếu VIC. Tuy vậy, đây vẫn là một sự kiện đáng quan tâm với giới đầu tư.

Thị trường chứng khoán trong phiên chiều qua diễn biến gây thất vọng với sự lao dốc của các chỉ số. Biên độ giảm nới rộng khi áp lực bán gia tăng.

VN-Index đánh mất 7,44 điểm tương ứng 0,77% còn 954,03 điểm; HNX-Index giảm 032 điểm tương ứng 0,31% còn 102,9 điểm và UPCoM-Index giảm 0,2 điểm tương ứng 0,37% còn 55,33 điểm.

Bù lại, giao dịch trên thị trường khá sôi động. Thanh khoản đạt 280,85 triệu cổ phiếu trên HSX tương ứng 4.490,96 tỷ đồng và trên HNX là 43,99 triệu cổ phiếu tương ứng 255,8 tỷ đồng. Thị trường UPCoM cũng có 8,43 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 89,69 tỷ đồng.

Thanh khoản vẫn tập trung tại ROS khi mã này được khớp lệnh mạnh tới 36,76 triệu cổ phiếu và tại FLC cũng có 27,63 triệu cổ phiếu được khớp thành công. DLG, KLF, HQC giao dịch mạnh và tăng trần, riêng DLG được khớp 19,53 triệu đơn vị.

Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã giảm giá. Sắc đỏ bao phủ với 379 mã giảm, 27 mã giảm sàn so với 241 mã tăng và 38 mã tăng trần.

Có 22 mã tiêu biểu trên HSX bị bán mạnh và giảm điểm, qua đó khiến VN30-Index bị đánh mất tới 9,21 điểm tương ứng 1,05%. Trong đó, VNM giảm 1.600 đồng; PNJ giảm 1.400 đồng, FPT giảm 1.100 đồng, CTD, VRE cùng giảm 1.000 đồng; GAS, VCB cùng giảm 700 đồng, HDB giảm 600 đồng…

Riêng VNM khiến VN-Index bị kéo sụt 0,81 điểm; tác động do VCB là 0,76 điểm; do VRE là 0,68 điểm và do VHM là 0,59 điểm. BID, HPG, TCB, GAS, MBB, PLX cũng có tác động tiêu cực đến VN-Index. Chiều ngược lại, PGD, HNG, GEG, FIT, EIB dù tăng giá nhưng ảnh hưởng của những mã này lên chỉ số rất khiêm tốn.

Theo nhận định của BVSC, VN-Index sẽ lùi về kiểm định lại vùng hỗ trợ 946-951 điểm trong một vài phiên kế tiếp.

Nhóm phân tích lo ngại, áp lực giảm điểm của thị trường có thể sẽ còn gia tăng khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ phải chịu áp lực điề
u chỉnh do hoạt động cơ cấu của các quỹ ETFs và đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 12 chuẩn bị diễn ra trong những phiên cuối tuần.

BVSC kỳ vọng thị trường sẽ có diễn biến ổn định trở lại sau khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs qua đi. Trong kịch bản thị trường giữ được vùng hỗ trợ quanh 946 điểm, VN-Index có thể hồi phục tăng điểm trở lại và hướng đến thử thách vùng kháng cự 970- 975 điểm.

Do vậy, chiến lược đầu tư mà BVSC đưa ra đợt này là rất thận trọng với việc giảm nhẹ tỷ trọng danh mục về mức 25-30% cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao nên thực hiện bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục