Trang chủ » Doanh nghiệp » Ý nghĩa của quy luật giá trị trong hình thức kinh tế sản xuất hàng hóa
Thứ Bảy, 30/11/2019 0:00

Ý nghĩa của quy luật giá trị trong hình thức kinh tế sản xuất hàng hóa


Khái niệm cơ bản

Hàng hóa là những sản phẩm do con người tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của họ và có thể trao đổi với nhau.

Sản xuất hàng hóa là việc sản xuất ra những sản phẩm để bán và thu về cho mình một khoản tiền. Hay nói cách khác, đây là hình thức tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu của chính người trực tiếp sản xuất mà để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán.

Điều kiện ra đời của hình thức sản xuất hàng hóa

Thứ nhất, khi xã hội có sự phân công lao động, đó là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động vào những ngành và lĩnh vực khác nhau của xã hội. Phân công lao động làm cho mỗi người sản xuất chỉ làm ra một loại sản phẩm nhất định. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân có rất nhiều những nhu cầu khác nhau, để đáp ứng nhu cầu đó họ đã có sự trao đổi và liên hệ với nhau. Như vậy, lao động xã hội là cơ sở để sản xuất các hàng hóa ra đời.

Điều kiện quan trọng thứ hai là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Điều này xảy ra do quan hệ sở hữu và sự phát triển xã hội hóa khác nhau về tư liệu sản xuất. Do đó các sản phẩm làm ra phải thuộc quyền sở hữu của họ và do bản thân họ quyết định sử dụng ra sao. Người sản xuất có thể tiêu thụ hoặc bán các sản phẩm của mình cho người khác và thu về một khoản tiền thích hợp.

Đây là hai điều kiện cần và đủ của nền kinh tế hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm của lao động không mang hình thái hàng hóa.

Quy luật giá trị trong hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa

Nội dung quy luật

Quy luật này nói về những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi các loại hàng hóa. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi các loại hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của sản phẩm hay nói cách khác là cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sản phẩm.

Trong quá trình lưu thông, việc trao đổi phải thực hiện theo quy tắc ngang giá. Cơ chế tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hóa là sự lên xuống của giá cả thị trường.

Tác dụng của quy luật giá trị

Tác dụng đầu tiên đó là giúp điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa một cách tốt nhất. Trong lưu thông, quy luật giá trị sẽ thu hút hàng hóa từ nơi có giá thấp đến nơi giá cao, do đó giúp làm cho hàng hóa có sự cân bằng nhất định. Trong sản xuất quy luật giúp thu hút vốn vào những ngành sản xuất khác nhau để đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng.

Tiếp theo, quy luật này giúp kích thích cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Hàng hóa được sản xuất ở những điều kiện khác nhau sẽ tạo ra những giá trị khác nhau. Khi được trang bị những thiết bị hiện đại sẽ giúp tiết kiệm nhân công và tăng sức lao động, hàng hóa tạo ra mang tính chất chính xác hơn là làm việc thủ công. Nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ thu được nhiều lợi ích hơn. Vì thế, mỗi người sản xuất đều cố gắng làm giảm giá trị cá biệt của mình để thu hút sản phẩm của mình với người tiêu dùng. Sự cạnh tranh quyết liệt giúp năng suất lao động không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống và kéo nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng tích cực.

Nâng cao năng suất lao động bằng đầu tư máy móc hiện đại

Cuối cùng, quy luật giá trị làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hàng hóa của người sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị cá biệt của xã hội thì người đó có lợi, nhanh chóng trở nên giàu c&oacut
e; ngược lại nếu giá trị này cao thì sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành người làm thuê.

Nền kinh tế nước ta được xây dựng khác về bản chất so với kinh tế tư bản chủ nghĩa, vì vậy chúng ta cần vận dụng một cách phù hợp quy luật giá trị vào điều kiện cụ thể của xã hội, phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó gắn liền sự phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa với cải thiện đời sống vật chất và công bằng xã hội.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục