Trang chủ » Doanh nghiệp » Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Thứ Tư, 18/12/2019 0:00

Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả


Sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như một tấm bản đồ chỉ dẫn mỗi khi chúng ta đi du lịch ở một đất nước khác. Tấm bản đồ cụ thể, chi tiết thì chuyến hành trình của chúng ta sẽ đi đúng hành trình và có những trải nghiệm tuyệt vời. Với công việc cũng vậy, nếu không lập kế hoạch thì doanh nghiệp đã lập sẵn kế hoạch cho sự thất bại.

Nếu như không có kế hoạch kinh doanh tốt thì những ý tưởng kinh doanh có vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó rất khó thành công, thậm chí còn thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những mang lại sự thành công trong việc biến ý tưởng thành hiện thực mà còn các nhà quản trị có thể duy trì sự thành công.

Các bước để xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh sáng tạo và độc đáo

Ý tưởng kinh doanh giống như linh hồn của bất kì kế hoạch nào, đây chính là nền tảng của thành công. Ý tưởng không cần quy cho nó một tiêu chuẩn nào để suy xét hay đánh giá. Dù cho nó có điên rồ hay viển vông thì cũng không ảnh hưởng đến việc chúng ta dám thực hiện nó. Không ai đánh thuế ước mơ nên chúng ta hãy cứ đam mê, hãy cứ dại để có những ý tưởng tuyệt vời.

Ví dụ như trước kia chúng ta nghĩ rằng không thể chinh phục bầu trời và chế tạo ra cỗ máy bay được như chim cho đến khi anh em nhà Wright sáng tạo ra máy bay. Hay Bill Gates từ bỏ trường đại học hàng đầu thế giới để thành lập công ty, ai cũng nghĩ đó là sự điên rồ và ông đã làm thế giới phải thay đổi sự suy nghĩ.

Bước 2: Đặt mục tiêu và kết quả cần đạt được

Một ý tưởng hoàn hảo là khi chúng ta phải biết được mục đích mình cần đạt được là gì. Một mục tiêu rõ ràng sẽ là động lực để chúng ta cố gắng thực hiện mục tiêu của mình. Liệt kê các mục tiêu cụ thể mình cần đạt được để có thể lên kế hoạch chi tiết nhất. Chúng ta sẽ đạt được những gì sau khi thực hiện ý tưởng ấy? Thời gian cần hoàn thành là bao nhiêu?

Việc đặt ra mục tiêu có thể dựa trên nguyên tắc Smart để đánh giá một cách chính xác và lượng hóa một cách cụ thể.

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường kinh doanh

Khi đã có ý tưởng kinh doanh trong đầu, muốn hiện thực hóa nó thì cần phân tích môi trường kinh doanh. Từ việc phân tích này, các nhà quản trị có thể biết được nhu cầu thị trường đang ở đâu? Ý tưởng của mình phục vụ tầng lớp khách hàng mục tiêu nào? Thương trường là một cuộc chiến khốc liệt giữa hàng trăm những kẻ đối đầu khác nhau, buộc nhà quản trị phải nắm rõ mọi yếu tố của môi trường xung quanh.

Chúng ta cũng có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ những người có chuyên môn trong lĩnh vực phân tích thị trường hoặc một công ty tư vấn. Từ đó, chúng ta có thể tổng hợp thông tin và đưa ra quyết định chính xác cho mình.

Bước 4: Lập ma trận SWOT

Ma trận SWOT được các nhà quản trị lập rất nhiều trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Ma trận này sẽ nói về các yếu tố bên trong của doanh nghiệp (điểm mạnh, điểm yếu) và yếu tố bên ngoài (thời cơ, thách thức) từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất để xử lý. Khi đã xác định được rõ những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình thì việc thực hiện mục tiêu sẽ trở nên dễ dàng và tỉ lệ thành công cao hơn rất nhiều.

Ma trận Swot là một trong những phương tiện hiệu quả hay được các nhà quản trị sử dụng

Ví dụ khi chúng ta là một chuyên gia về máy tính và muốn kinh doanh trên lĩnh vực này thì đó là điểm mạnh. Nhưng điểm yếu là chúng ta chưa có vốn, chưa có kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ thống. Thời cơ ở đây có thể được hiểu là nền kinh tế đang theo hướng c&oc
irc;ng nghiệp hóa nên nhu cầu sử dụng và sửa chữa máy tính ngày càng tăng. Thách thức đó là đối thủ cạnh tranh nhiều… Từ việc phân tích thị trường cũng như yếu tố nội tại mình đang có sẽ giúp chúng ta định hình được công việc mình đang làm và các bước thực hiện.

Bước 5: Xác định mô hình kinh doanh

Chúng ta có một ý tưởng tuyệt vời, một kế hoạch lớn lao nhưng để đi đến thành công thì cần xác định cho mình mô hình hoạt động phù hợp. Các nhà kinh doanh có thể thành lập công ty hay hoạt động dưới dạng một nhóm dự án. Việc xác định mô hình kinh doanh này sẽ giúp chúng ta xác định được việc mình cần bao nhiêu vốn, nhân sự cũng như giấy tờ pháp lý có liên quan.

Bước 6: Lên kế hoạch marketing

Dù công ty có lớn đến đâu, sản phẩm có khác biệt thì doanh nghiệp cũng khó để thành công nếu không có chiến lược marketing phù hợp. Chiến lược marketing nhằm mục đích lôi kéo và giữ chân khách hàng, cũng như phục vụ nhu cầu người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Việc truyền thông quảng cáo thương hiệu giúp khách hàng nhận dạng thương hiệu và biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn và ngày càng phát triển. Ba nguyen tắc khi lập kế hoạch marketing là phải biết phân loại khách hàng cũng như xác định vị sản phẩm của mình trên thị trường. Khách hàng là điểm xuất phát cũng là điểm chốt cuối cùng của marketing.

Bước 7: Kế hoạch quản lý và phát triển nhân sự

Trong mỗi doanh nghiệp, nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển vững mạnh. Việc lựa chọn nhân viên phù hợp sẽ giúp công việc được đảm bảo và sẽ ngày một thuận lợi. Có sự phân công trong công việc và phân quyền rõ ràng cho từng bộ phận. Có kế hoạch đào tạo và phát triển để nhân viên ngày càng nâng cao năng lực.

Xây dựng cách tính lương một cách phù hợp để khuyến khích nhân sự cố gắng phát huy. Thường xuyên tổ chức các buổi họp nhóm, họp toàn công ty để lắng nghe ý kiến mọi người và điều chỉnh chính sách hợp lý.

Bước 8: Kế hoạch thực hiện

Liệt kê tất cả những hoạt động cụ thể để có tể đạt được mục đích sau cùng đã đề ra. Đặt ra những ưu tiên và hạn định về thời gian hoàn thành. Đưa ra những cách giải quyết nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Các nhà quản trị đừng quên đánh giá hiệu quả sau mỗi mắt xích nhỏ để có thể rút ra kinh nghiệm, tiến tới hoàn thành mục tiêu lớn phía sau. Sau khi vạch ra kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết, hãy thường xuyên kiểm tra và rà soát để bổ sung, thay đổi nội dung cho phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.

Tóm lại trong thời kì nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các nhà quản trị doanh nghiệp hãy ý thức được việc xây dựng kế hoạch kinh doanh quan trọng như thế nào. Từ đó xây dựng một bản kế hoạch theo đúng nghĩa, mang lại hiệu quả tối ưu mà không phải là bản kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực và vật lực.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục