Trang chủ » Doanh nghiệp » Cách xác định tài sản cố định vô hình cho doanh nghiệp
Thứ Tư, 18/12/2019 0:00

Cách xác định tài sản cố định vô hình cho doanh nghiệp


Khái niệm tài sản cố định vô hình?

Đây là những loại tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị. Tài sản vô hình do sở hữu của doanh nghiệp và sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.Ví dụ đó là bằng sáng chế, thương hiệu, tên tác giả,…

Nguyên giá tài sản vô hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản tính đến thời điểm đưa nó vào sử dụng.

Phân loại tài sản cố định vô hình

Theo quan điểm của các chuyên giá thì tài sản vô hình được chia thành 06 loại như sau

– Các sáng chế, bằng phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí mật kinh doanh.

– Bản quyền tác giả và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật.

– Thương hiệu, tên thương mại, tên nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng sản phẩm.

– Quyền kinh doanh, giấy phép và các loại hợp đồng.

– Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán.

– Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh…).

Các bước xác định tài sản cố định vô hình

Trong quá trình phát triển, tài sản vô hình có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Các tài sản trí tuệ vô hình cũng cần được định giá một cách hợp llý theo tiêu chuẩn của kế toán để đi đến sự thống nhất giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định giá trị của các tài sản hiện nay gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến sự khó khăn khi áp dụng thực tế. Vậy mỗi doanh nghiệp phải làm sao để có thể định giá chính xác tài sản vô hình của doanh nghiệp mình.

Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý của tài sản

Khi xác định giá trị của tài sản vô hình, kế toán cần xác định rằng tài sản đã được đăng kí hay bảo hộ trước pháp luật hay chưa? Tài sản thuộc phân loại nào, quy trình đăng kí bảo hộ ra sao? Việc xác định giá trị tài sản rất quan trọng vì nếu bỏ qua bước này thì việc định giá tài sản trở nên vô nghĩa.

Bước 2: Thu thập những thông tin liên quan

Trường hợp tài sản được dự toán có giá trị cao thì người đánh giá cần thu thập thêm những thông tin có liên quan bổ sung cho quá trình định giá. Các nội dung cần thu thập gồm

– Danh mục tất cả các đối tượng đã có giá trị liên quan đến tài sản mà doanh nghiệp muốn định giá.

– Trong trường hợp bản kế hoạch kinh doanh có đưa tài sản vô hình vào sử dụng thì doanh nghiệp có thể nghiên cứu cách định giá của đối thủ cạnh tranh.

– Tập hợp những đánh giá khách quan từ những cá nhân độc lập và các chuyên gia về lĩnh vực định giá tài sản.

– Thông tin liên quan đến chi phí mua hay phát minh ra tài sản.

Bước 3: Xác định phạm vi của tài sản vô hình

Việc này sẽ xem xét tài sản vô hình sẽ được sử dụng ở những khu vực, địa điểm nào và trong những điều kiện yêu cầu điều gì. Đây là căn cứ để xác định giá trị của tài sản.

Bước 4: Xác minh tính hợp lệ của tài sản cố định vô hình

Các nhà quản trị và kế toán phải xác định được tính hợp pháp của tài sản cho doanh nghiệp mình ngay từ những bước đầu. Bởi nếu chúng ta đầu tư quá nhiều thời gian và chi phí vào việc tiến hành xác định giá trị và công bố
tài sản tuy nhiên phía tòa án lại kết luận tài sản này chưa đáp ứng yêu cầu của pháp luật thì tài sản này sẽ mất toàn bộ giá trị đã được thẩm định trước đó.

Bước 5: Nghiên cứu về thời gian hữu dụng của tài sản

Doanh nghiệp có thể thuê các bên định giá để xem xét thời gian sử dụng của tài sản vô hình dưới góc nhìn pháp luật cũng như hoàn cảnh thực tế

Ví dụ theo quy định của pháp luật Việt Nam thì một cuốn sách có tên tác giả sẽ được bảo hộ vô thời hạn suốt thời gian sử dụng.

Bước 6: Lựa chọn phương thức định giá phù hợp

Ở nước ta có thể định giá tài sản vô hình bằng 02 phương pháp chính đó là

– Phương pháp xác định giá trị theo tài sản

– Phương pháp dòng chiết khấu

Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy vào đặc điểm doanh nghiệp và loại tài sản vô hình muốn định giá mà doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp thích hợp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bước 7: Xác định điểm cân bằng để tối đa hóa lợi nhuận đạt được

– Ước tính nhu cầu do sử dụng tài sản để vẽ đường cầu tương ứng.

– Sau đó tính toán đường doanh thu biên (Marginal Revenue curve) tế từ đường cầu đã xác định. Đường MR mô tả sự thay đổi của doanh thu tạo ra bởi việc bán thêm một sản phẩm với mức giá bất kì nào đó (unit price)

– Ước tính về chi phí sẽ phát sinh ở các mức sản xuất khác nhau và vẽ đường chi phí biên (Marginal Cost curve).

Dựa vào MR và Mc đã vẽ, nhà quản trị xác định điểm cân bằng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ví dụ Nếu doanh nghiệp có tài sản vô hình thì có thể sẽ bán được 2.500 sản phẩm tại mức giá 35$/sản phẩm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không có tài sản vô hình. Điều này sẽ làm giảm giá sản phẩm xuống chỉ còn 10$/sản phẩm, tức là điểm giao nhau giữa đường cầu (D) và đường chi phí biên (MC). Khi phân tích theo quy trình này, chúng ta sẽ xác định được một mức giá tối ưu. Đây là điểm mà sẽ mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty.

Bước 8: Tổng hợp quy trình định giá

Sau khi thu thập được toàn bộ dữ liệu, dựa trên giá đã tính toán, doanh nghiệp sẽ cân đối lại sao cho phù hợp với chi phí đã bỏ ra và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Bước 9: Lập báo cáo định giá tài sản

Tài sản vô hình sau khi có giá trị cụ thể cần được lập báo cáo phản ánh quy trình định giá cũng như các kết luận về giá trị xác định được. Báo cáo này cũng được gửi cho cơ quan có thẩm quyền để công nhận về giá trị của tài sản, từ đó công nhận và đảm bảo quyền sở hữu và thời gian bảo hộ cho tài sản của doanh nghiệp.

Tóm lại, việc xác định giá trị tài sản cố định vô hình là một quá trình phức tạp và mang tính chuyên môn cao. Các doanh nghiệp có thể vận dụng để có thể xác định một cách tương đối chính xác giá trị của nó nhằm nâng cao giá trị của toàn doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục