Trang chủ » Bất động sản » Tư vấn » Luật thừa kế đất đai không di chúc và những điều cần biết
Thứ Ba, 15/08/2023 9:41

Luật thừa kế đất đai không di chúc và những điều cần biết

Việc nắm rõ các kiến thức về luật thừa kế đất đai, tài sản chính là cách tốt nhất để có thể hạn chế được tối đa các trường hợp tranh chấp không đáng có giữa các thành viên trong gia đình. Và đặc biệt đối với những trường hợp mất mà không để lại di chúc. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này để tìm hiểu về luật thừa kế tài sản, đất đai không di chúc mới nhất năm 2020.

Theo quy định hiện hành của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam, thì quyền thừa kế tài sản, đất đai chính là sự chuyển dịch toàn bộ tài sản của những người đã mất giao cho người còn sống. Nếu trước khi mất người đó đã để lại một bản di chúc thì việc phân định đất đai sẽ hoàn toàn làm theo di chúc. Nhưng đối với những người đột ngột mất, hoặc mất mà không để lại di chúc thì chắc chắn sẽ phải thực hiện theo đúng quy định của luật thừa kế i không di chúc.

1. Luật thừa kế tài sản không có di chúc

Theo như luật thừa kế tài sản ở trong gia đình, đối với các trường hợp người thân đột ngột qua đời, không lập di chúc thì chắc chắn những người trong gia đình sẽ được thừa kế tài sản, đất đai theo luật chia đất đai dưới sự chứng kiến của đại diện pháp luật hiện hành.

Cụ thể như sau tại điều 57 luật công chứng chứng thực hiện hành năm 2014 đã chỉ rõ: Những người được hưởng quyền thừa kế đất đai, tài sản theo pháp luật hoặc theo nội dung đã được lập trong bản di chúc mà trong bản di chúc đó vẫn chưa xác định rõ phần di sản, tài sản được thừa hưởng thì theo quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận để phân chia di sản.

Theo như văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thì người thừa kế hoàn toàn có quyền tăng một hoặc toàn bộ số tài sản của mình cho người khác thừa hưởng. Tuy nhiên, tài sản này sẽ là đất đai hoặc theo quy định của pháp luật người thừa hưởng phải đăng ký quyền sở hữu. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì hồ sơ yêu cầu phải công chứng và có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại là di sản đó.

Luật thừa kế tài sản trong năm 2020 cũng đã chỉ rõ, hàng thừa kế thứ nhất sẽ được thừa hưởng di sản thừa kế đó là vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,… Và di sản sẽ được chia đều cho toàn bộ số người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất.

2. Thủ tục công chứng văn bản theo quy định của luật thừa kế

Tại luật công chứng năm 2014, khoảng 1, khoản 2 điều 57 đã chỉ rõ rằng: Những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật nhưng lại không phân định được phần tài sản thừa kế của từng người trong gia đình thì có quyền yêu cầu văn bản công chứng theo thỏa thuận phân chia di sản.

2.1. Trường hợp 1:

Những người thuộc trường hợp được hưởng quyền thừa kế theo luật thừa kế tài sản đất đai có di chúc, bạn phải có giấy tờ đầy đủ chứng minh được quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản của người đã mất để lại di sản đó.

2.2. Trường hợp 2:

Nếu bạn thuộc trường hợp thừa kế đất đai theo quy định của pháp luật là cần phải có giấy tờ chứng minh được mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa hưởng di sản đó theo đúng với quy định của luật đất đai 2020.

3. Giấy tờ cần thiết theo luật thừa kế tài sản không di chúc năm 2020

Khi đi làm những giấy tờ để được thừa hưởng quyền thừa kế tài sản đất đai mà không có di chúc, bạn cần phải nhớ những điều sau:

– Tất cả những văn bản thỏa thuận về việc phân chia tài sản đất đai của những người thừa hưởng phải có đầy đủ tất cả chữ ký của mọi người.

– Các giấy tờ chứng nhận được quyền sở hữu tài sản liên quan đến đất đai cũng như quyền sử dụng đất đứng tên người mất.

– Giấy chứng tử của người mất.

– Các giấy tờ tùy thân của những người thừa hưởng nằm trong hàng thứ nhất.

– Giấy tờ chứng minh được quan hệ của người được thừa hưởng và người đã mất.

Bài viết trên đã gợi ý những thủ tục, giấy tờ cũng như những quy định về luật thừa kế tài sản đất đai không có di chúc. Với những thông tin đã cung cấp ở trên, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ hơn những quy định của pháp luật nước ta. Chúc bạn thành công với thông tin về pháp luật thừa kế mà chúng tôi đã chia sẻ!

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục