Trang chủ » Doanh nghiệp » Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những điều cần biết
Thứ Hai, 25/11/2019 0:00

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những điều cần biết

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Trách nhiệm xã hội của xã hội được hiểu như là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho xã hội và doanh nghiệp.

Trên thực tế khi nhắc đến trách nhiệm xã hội mọi người sẽ hình dung đến các hoạt động từ thiện, tài trợ…, của doanh nghiệp nhưng thực chất hơn thế trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là các quy định về chế độ với người lao động, môi trường, sự an toàn trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp…

Các tiêu chí để xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố:

– Trách nhiệm đối với thị trường và người tiêu dùng. Đây là trách nhiệm của sản phẩm đối với cam kết độ an toàn của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất và cung ứng. Từ đó sẽ đảm bảo an toàn cũng như tăng sự tin tưởng cho khách hàng. Đồng thời cũng tăng cường ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

– Trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đây là trách nhiệm đảm bảo sự phát triển bền vững cho môi trường, đưa ra các cam kết không gây ảnh hưởng đến môi trường sống, hay sả thải, tàn phá sinh vật…

– Trách nhiệm đối với người lao động. Dù doanh nghiệp có thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội bên ngoài đến đâu nhưng không đảm bảo được trách nhiệm trực tiếp với người lao động thì doanh nghiệp cũng sẽ không bao giờ hoàn thành trọn vẹn được trách nhiệm xã hội của mình. Phải đảm bảo sự công bằng đối với người lao động thông qua chết độ lương, thưởng, tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho người lao động. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, thăm hỏi gia đình, mở rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội cho họ.

– Trách nhiệm chung đối với cộng đồng. Có thể hiểu đơn giản là các hoạt động từ thiện hay tài trợ mà các doanh nghiệp thực hiện.

Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

– Khi thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh được hành vi của chủ thể kinh doanh. Dựa vào đó các chủ thể kinh doanh sẽ thay đổi được hành vi kinh doanh để phù hợp với khách hàng, nhu cầu của xã hội.

– Trách nhiệm xã hội sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao thương hiệu cũng như uy tín trên thị trường. Khi một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì sẽ được người tiêu dùng, doanh nghiệp đánh giá cao từ đó sẽ giúp doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn. Vì thế hiện nay các doanh nghiệp rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ. Thông qua các buổi từ thiện này thì doanh nghiệp sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đền hơn, và sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao.

– Góp phần thu hút lao động chuyên môn, có tay nghề cao. Bởi lẽ khi doanh nghịp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với người lao động tốt, người lao động sẽ tin tưởng để lựa chọn hơn.

– Về phương diện quốc gia, việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ góp phần nâng cao trình độ quốc gia trên thị trường quốc tế.

Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp có thể cân bằng được 3 yếu tố phát triển kinh tế, công tác xã hội sẽ tác động tích cực và hơn thế nó mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đang trở thành một chiến lược kinh doanh hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp.

Để ra quyết định đúng đắn

Để phát triển được tốt chiến lược trách nhiệm xã hội như một lợi thế cạnh tranh, mang lại những giá trị tốt đẹp, bền vững cho cộng đồng và xã hội, doanh nghiệp cần lưu ý:

Một là, xác định rõ ai là đối tác hữu quan của doanh nghiệp và phân tích rõ những mong muốn của doanh nghiệp để từi đó đưa ra chiến lược cụ thể.

Hai là, không chỉ là công tác từ thiện, phát triển chiến lược dài hạn doanh nghiệp cần gắn với mục tiêu kinh doanh, giá trị thực và văn hóa của doanh nghiệp để dung hòa lợi ích và trách nhiệm.

Ba là, nên tập trung, có bộ phận chuyên môn phụ trách

Bốn là, tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) vào chiến lược chung của CSR, nhằm quản trị tốt rủi ro, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ với tính bền vững lâu dài.

Phát triển bền vững đang trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế thế giới. Với Việt Nam, phát triể
n bền vững là yêu cầu xuyên suốt đến năm 2020, cần đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với phát triển xã hội. Đây là trách nhiệm chung cần có sự phối hợp đồng bộ và nỗ lực hơn nữa từ các nhà hoạch định chính sách, các thành viên tham gia thị trường.

Tin Liên Quan
Bạn Có Thể Quan Tâm
Cùng chuyên mục